Thăm dò ý kiến

Bạn chọn sản phẩm nào ?

  • Bình chọn Kết quả

* ẨM THỰC MIỀN TRUNG Lưu đọc sauBản inGửi cho bạn bè

Bánh truyền thống cung đình Huế góp mặt cùng thế giới

22/05/2013 3:48:05 CH

Món bánh cung đình Huế của dòng họ Trần Hưng, nghe bà nội tôi kể lại, có truyền thống từ thời bà tổ 8 đời của tôi là bà Trần Thị Ngọc Đương tức Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, mẹ vua Minh Mạng. Do đó triều đình cấp cho con cháu bà một phủ thờ làm nhà thờ họ Trần Hưng, họ ngoại của vua, ở làng Văn Xá, ngoại ô thành phố Huế. Phủ thờ rất quy mô, bề thế nhưng đến năm 1945, chiến dịch tiêu thổ kháng chiến đã đập phá hết bên trong, chỉ còn mỗi cái cổng Nhà thờ Họ, theo bức tranh tôi đã về vẽ lại để tưởng niệm về tổ tiên. Sau này, con cháu đã xây lại chút đỉnh bên trong để có chỗ thờ tự tổ tiên.

Bánh truyền thống cung đình Huế góp mặt cùng thế giới

 

Món bánh cung đình Huế của dòng họ Trần Hưng, nghe bà nội tôi kể lại, có truyền thống từ thời bà tổ 8 đời của tôi là bà Trần Thị Ngọc Đương tức Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, mẹ vua Minh Mạng. Do đó triều đình cấp cho con cháu bà một phủ thờ làm nhà thờ họ Trần Hưng, họ ngoại của vua, ở làng Văn Xá, ngoại ô thành phố Huế. Phủ thờ rất quy mô, bề thế nhưng đến năm 1945, chiến dịch tiêu thổ kháng chiến đã đập phá hết bên trong, chỉ còn mỗi cái cổng Nhà thờ Họ, theo bức tranh tôi đã về vẽ lại để tưởng niệm về tổ tiên. Sau này, con cháu đã xây lại chút đnh bên trong để có chỗ thờ tự tổ tiên.

Hồi đó, vì cảm kích ơn trên của triều đình, các cụ niên trưởng trong họ dạy cho con cháu làm mỗi năm 2 c xe bánh “long, lân, quy, phụng” và “mai, lan, cúc, trúc”. Bánh làm bằng đậu xanh hay ht sen tán nhuyn, theo tỷ lệ 1 lon đậu (đãi vỏ) với 1 lon đường trắng, nấu lửa riu thật nhỏ, khuấy luôn tay cả ngày cho đậm đặc (người Huế gọi là “dáo bánh”). Đến khi bột không dính tay thì nhuộm màu và chỉ dùng tay để bắt thành hình chim thú và hoa lá, đắp lên 4 mặt của một cái tháp cao 2 mét, đường kính 1 mét, đan bằng phên tre có phất giấy bồi xung quanh làm nòng cốt. Tháp bánh đặt trên một tấm ván có 4 bánh xe, được đẩy vào cung để dâng lên vua, chúc mừng năm mới, như một món quà tết đặc biệt của họ ngoại vua ở làng Văn Xá bắt đầu từ thời vua Minh Mạng.

Sau đó, có năm triều đình khuyến khích họ Trần Hưng đưa 2 c bánh đi dự thi gia chánh và đã được trúng giải nhất. Từ đó, các ôn mệ trong Phủ thờ (nhà thờ Họ) quyết tâm dạy dỗ, truyền lại cho con cháu biết làm món bánh truyền thống của dòng họ mình, để hằng năm đưa vào cung như một thông lệ chúc tết vua của dòng họ ngoại vua… Đến đời vua Bảo Đại thì không còn ai làm được nữa

hinh 3 

Cô Tuyết Hoa đang nặn bánh

Và đến đời chúng tôi thì không còn đưa bánh vô cung mà để lên bàn thờ cúng bái tổ tiên hay biếu xén bà con bạn bè vào dịp tết, hay trong các lễ cưới hỏi… như một món đặc sản của gia tộc. Bánh cũng không làm quy mô trên tháp mà chỉ xếp vào quả hay mâm, khay…và hình thức nghiêng về hoa, lá như trúc, mai… và bánh trái.

hinh 5 

Cận cảnh quả bánh

Bánh hạt sen được làm như sau: khi bột không còn dính tay, lấy ra một ít trước để nhuộm màu, bắt bông, rồi để nguội, vo tròn làm hột sen, sắp vô mâm, lót giấy trắng, sạch, phơi 1 nắng, trở đều. Cắt giấy kiếng ngũ sắc, gói từng viên, có tua 2 đầu cho đẹp. Còn bột đóng bánh sen tán (nên mua khuôn đồng vuông hay chữ nhật, có hình chữ khắc trên mặt nắp): cho bột vô khuôn đóng như bánh in, sắp ra mâm phơi 1 nắng. Khi bánh khô, gói giấy ngũ sắc. Còn bột bắt bông thì phân ra nhuộm màu xanh lá cây làm cành lá; hồng, vàng, trắng,…để làm bông có nhụy vàng, gắn vào cành, lá…tùy theo ý thích…

Những năm định cư ở nước ngoài gia đình tôi vẫn giữ nguyên phong tục này vào dịp lễ tết, cưới hỏi. Tôi cũng phải dạy cho con cái làm những mâm quả, bánh với chủ đề chính là trúc (tượng trưng cho người quân tử); mai (mùa xuân); sâm, sen (chúc cho sức khoẻ và bổ dưỡng); bầu rượu, túi thơ và cây bút (tượng trưng cho lãng tử du xuân, làm thơ ngày tết).

Năm 1990, cái tết đầu tiên ở Canada, bạn bè Tây ta đến nhà tôi thăm tết đã ngạc nhiên, sng sờ trước khay bánh tết truyền thống này. Họ bảo chưa từng thấy ở đâu cả. Tôi lại phải giải thích ý nghĩa của từng món bánh. Họ gật gù tán thưởng. Sao bánh có thể diễn tả được cả tính cách người quân tử của trúc, của nhà thơ với cây bút và bầu rượu, của mùa xuân với hoa mai… Sao người Việt Nam lại sâu sắc và cầu kỳ đến cả với món ăn như thế! Tôi cười: “Đó là cả một nền văn hoá ẩm thực của Việt Nam đấy”. Và món bánh này lại là văn hoá cung đình của thời xa xưa, xưa lắm…

Sau đó, ông bạn Robert, giáo sư âm nhạc của đại học Canada đã năn n tôi làm cho 2 quả bánh cưới trúc mai để đi cưới vợ Việt Nam. Rồi năm 1992, tôi qua Mỹ (Florida) dự đám cưới của người em họ, bà dì ruột lại nài n tôi qua sớm một tuần làm giúp 2 quả bánh cưới trúc mai, vì bên nhà gái cũng bề thế lắm. Đến ngày cưới, khi đàng trai vừa đặt 2 quả bánh cưới lên bàn thờ đàng gái, thì mấy bà bên ấy sửng sốt kêu lên: “Ối giời ơi! Thế này thì chưa từng thấy ở đâu thật! Sao bên Cali (California) lại không thấy có món bánh này nh?”. Tôi cười: “Đâu phải cái gì tinh hoa của Việt Nam, Cali cũng có hết đâu. Đây là món bánh cung đình Huế, từ xa xưa đấy ạ! Ngay cả ở Huế của Việt Nam bây giờ cũng không còn ai làm nữa đâu”.

hinh 6

Đầu năm 2003, tôi qua Pháp ở với con trai ăn tết. Năm đó, tôi cũng gói bánh chưng, làm bánh mứt Huế mời ăn và biếu xén bạn bè. Ai cũng trầm trồ cái khay bánh Huế truyền thống này của tôi. Các ông hàng xóm chúng tôi là người Pháp, Ý, Anh, Đức đều bảo có đến Việt Nam nhưng chưa từng thấy món này. Tôi lại phải giải thích ý nghĩa từng món nói lên đặc tính văn hoá Việt Nam. Họ rất thích thú.

Ngay sáng mồng một tết, ông anh hai văn nghệ Trần Văn Khê gọi điện cám ơn món quà tết: “Anh hai rất xúc động vì anh hai đã ăn món Việt Nam ở Pháp mấy chục năm rồi, nay mới được thưởng thức món Huế truyền thống đặc biệt này. Dù anh hai bị bệnh tiểu đường, bị cấm ăn ngọt, nhưng cũng cứ nhâm nhi món bánh Huế này của em vì rất ngon và lạ quá!”

Gần đây món ăn Việt Nam ra nước ngoài rất được ưa thích và phổ biến nhiều nơi, nhưng ai cũng ngạc nhiên là món bánh cung đình Huế này thì chưa thấy bao giờ thật. Tôi cũng nghĩ rằng gia đình mắc cái nghiệp truyền thống của tổ tông nên mới được giữ lại cho đến đời tôi. Không biết đến đời sau, con cháu chúng tôi có còn ai chịu làm nữa không, vì hầu hết chúng nó đều kêu ca: “cực quá, má ơi!”        

Các hình ảnh của nhà thờ Họ Trần Hưng ở Văn Xá, nơi phát xuất đầu tiên các món bánh truyền thống cung đình Huế này từ trong nước và sau đó đã gây khá nhiều sửng sốt và cảm tình với bạn bè nước ngoài. Tôi mang theo chỉ với mong ước họ hiểu thêm chút xíu nữa để biết yêu thêm văn hoá dân tộc Việt Nam.

 

Trần Tuyết Hoa

Tìm bài theo thời gian Lọc
Xem phản hồi
Gửi ý kiến bạn đọc
Mã bảo mật:
Gửi